Người giữ lễ là người có thể xác định được thân hay sơ, giải quyết được hiềm nghi, phân biệt được đồng và dị, rõ ràng được đúng và sai.
夫禮者,所以定親疏,決嫌疑,別同異,明是非也。
Phu lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã.
0
Cùng trong chủ đề:
- Chẳng trong cũng nước ao nhà, chẳng thân cũng khách quê ta đó mà.
- Thích những điều mà người ghét, ghét những điều mà người thích, gọi là trái ngược hẳn với tính người, tai họa ắt đến với mình.
- Vẽ cọp vẽ da khó vẽ xương, biết người biết mặt khó biết lòng.
- Chẳng lo người ta không biết mình, chỉ lo mình không biết phân biệt người hay người dở.
- Chúng bạn thân li, khó mà thành công được.
- Bậc hiền giả thân cận mà vẫn kính, tuy sợ hãi mà vẫn yêu, tuy yêu nhưng vẫn nhận ra những điểm xấu, tuy ghét vẫn nhận ra những điểm tốt. Tích tụ mà có thể buông, yên ổn mà có thể biến đổi. Thấy của cải không ham được, thấy khó khăn không tránh né. Không quyết cầu thắng, không cần được chia nhiều.
- Vẻ đẹp của tình vợ chồng là kính cẩn lẫn nhau mà vẫn hòa hợp.
- Gặp người tri kỷ ta nâng cốc, thơ chỉ bình ngâm với bạn hiền.
- Nói rằng muốn tu thân sửa mình trước hết cần phải làm cho mình ngay thẳng: Thân có uất giận, lòng không ngay thẳng được; có sự sợ hãi, lòng không ngay thẳng được; có điều ham muốn, lòng không ngay thẳng được; có sự lo lắng, lòng không ngay thẳng được.
- Đừng bất kính thì dung mạo sẽ nghiêm cẩn, lời nói sẽ an định, như vậy là đủ để trị an dân.
- Nước xa khó chữa cháy gần, người thân xa kém hương lân gần kề.
- Khi nhàn cư phải khiêm cung, khi làm việc phải nghiêm trang thận trọng, giao thiệp với người phải trung thực.
- Học cho rộng, hỏi cho kỹ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân xét cho sáng suốt, làm cho tận lực.
- Cá mất nước thì cá chết, nước mất cá, nước vẫn là nước.
- Cùng ở với nhau lúc có ưu hoạn thì dễ, cùng ở với nhau lúc có quyền lợi thì khó.
- Hổ lạ còn hay gần gũi được, người quen chưa hẳn đã là thân.
- Điều gì không muốn người trên làm với mình thì không nên làm với người dưới; điều gì không muốn kẻ dưới đối với mình thì không nên lấy đó thờ người trên; điều gì không muốn người trước đối xử với mình thì không nên thi thành với người sau; điều gì không muốn người sau đối xử với mình thì không nên làm với người trước; điều gì không muốn người bên trái đối xử với mình thì không nên đối xử với người bên phải; điều gì không muốn người bên phải đối xử với mình thì không nên đối xử với người bên trái.
- Nghe thấy người ta hay thì ngờ, nghe thấy người ta dở thì tin, thế là bụng đầy những gươm giáo.
- Gặp nhau trò chuyện đôi câu, chớ nên gan ruột gót đầu phơi ra.
- Việc làm kín đáo thì mới nên, câu truyện tiết lộ thì hay hỏng.
- Khách vào chủ chả ngó ngàng, e là kẻ đó thuộc hàng ngây ngô.
- Kẻ tiểu nhân nhàn rỗi thì làm điều bất thiện, không gì không làm. Khi nhìn thấy người quân tử thì cố gắng che đậy, giấu cái ác mà trưng điều thiện ra, nhưng vẫn bị nhìn thấu rõ cả gan ruột, đâu có ích lợi gì! Cho nên nói: sự thật bên trong tất sẽ thể hiện ra ngoài hình dáng. Bởi vậy, người quân tử cần phải cẩn trọng khi chỉ có một mình.
- Nhiều người yêu thành ra phúc; nhiều người ghét thành ra họa.
- Người ta cố một, mình cần cố trăm, người ta cố mười, mình cố ngàn.
- Điều xấu đã phát lộ ra rồi mới cấm thì khó mà làm được như nước đã đóng thành băng cứng rồi.
- Liêm sỉ là việc lớn, tử sinh là việc nhỏ.
- Lễ không cầu ở chỗ làm vui lòng người và cũng không ở chỗ rườm lời. Lễ không vượt qua tiết độ, không xâm phạm đến người khác, không khinh thường người khác.
- Gặp người hiền mà không thể cất nhắc lên được hay cất nhắc được mà không kính cẩn là khinh mạn; gặp người không thiện mà không thể đuổi đi được hay đuổi đi mà không đuổi xa là lầm lỗi. Lễ Ký
- Trên mà không chính thì dưới có chính cũng thành ngụy, người lành cũng biến thành kẻ gian tà.
- Đạo người quân tử là: nhạt nhưng không chán, giản dị nhưng có văn vẻ, ôn hòa mà hữu lý, biết gần gũi những chỗ xa xôi, biết gốc nguồn phong hóa, biết những cái rõ rệt của những chỗ nhỏ nhặt, như thế mới có thể nhập vào cõi của đức vậy.
- Vui cùng cực thì tất buồn, lễ thô thì không đầy đủ vậy.
- Vạn vật đều có gốc có ngọn, sự việc đều có đầu có cuối, biết được cái gì có trước có sau thì đã gần với cái đạo rồi.
- Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng?Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ “thứ” chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
- Biết con không ai bằng cha.
- Bạn có ích gồm ba loại: Có ba hạng bạn có ích, ba hạng bạn có hại. Bạn chính trực, bạn thành tín, bạn biết nhiều là có ích. Bạn đón ý mình, bạn khéo nịnh mình, bạn không có thực học là bạn có hại.
- Phát ngôn mà không coi trọng người nghe, biết đâu chừng có kẻ gièm pha vu cáo, nên nhẫn nại suy nghĩ trước, Nhân vì việc mà tranh giành với nhau, biết đâu chừng mình đây là người không phải, nên bình tâm ngầm nghĩ ngợi .
- Đức là cái gốc, của là cái ngọn. Để cái gốc ra ngoài (coi thường cái đức) để cái ngọn vào trong (coi trọng của cải) thì sẽ phải tranh dân đoạt lợi.
- Đầy trong thiên hạ người quen biết, tri kỷ cùng ta được mấy người.
- Giàu có làm đẹp nhà, đức làm đẹp thân, lòng rộng rãi thì thân thể thư thái, cho nên người quân tử phải giữ được ý niệm chân thành.
- Gần gũi trẻ xấu, lâu ngày tất lụy đến mình, Chịu khuất bậc lão thành, lúc cấp có thể nương tựa.
- Muôn vật gốc ở trời, con người gốc ở tổ tiên.
- Vẻ đẹp của ngôn ngữ là kính cẩn mà ôn hòa.
- Đường xa biết sức ngựa tài, việc lâu mới thấy lòng người dở hay.
- Đạo trời là: người thiện thì được mệnh trời, người bất thiện thì mất mệnh trời vậy.
- Mới gặp nhau tốt dễ dàng, ở lâu chưa hẳn sẵn sàng vì nhau.
- Vì thế người quân tử có đạo lớn, ắt phải có được bằng lòng trung tín, và sẽ mất đạo ấy bởi lòng kiêu ngạo và thói xa hoa.
- Ở phải chọn láng giềng, chơi phải chọn bạn.
- Những người đến nói điều kia nọ, chính ấy con người thích nọ kia.
- Lễ, đó là để định thân hay sơ, xét sự ngờ vực, phân biệt giống nhau và khác nhau, tỏ rõ đúng và sai.
- Nếu cha mẹ có lỗi lầm, mình phải hòa nhã dùng lời ôn hòa can gián.
Gửi bình luận!