Của ngon nát ruột, sắc đẹp mê lòng, người hung hăng hay phải vạ, miệng biện ác hay chiêu tai.
0
Cùng trong chủ đề:
- Đạo đức chẳng trau giồi, học vấn chẳng chú trọng, nghe điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi, đó là những mối lo của ta.
- Bớt lo, bớt sầu, đừng phiền, đừng não, là một cách làm cho tâm ta bớt được nhiều bệnh.
- Hiền ngụ tại tâm tính, không ở tại sang hèn.
- Có ý niệm kiêu ngạo trong lòng thì phải diệt ngay, chớ để nó lớn lên; không nên buông thả lòng ham muốn; không nên thỏa mãn về chí hướng; không nên vui vẻ đến tột độ.
- Làm quan mà có tính nhàn tản yên vui, công việc tất nhiên trễ nải; làm quan mà đem lòng thương công kế lợi, tâm địa tất nhiên gian tham.
- Người quân tử có ba việc phòng ngừa: Lúc nhỏ khí huyết chưa sung túc, phải giữ gìn sắc dục; khi đã trưởng thành khí huyết thịnh vượng, phải phòng ngừa tính ham tranh đấu; khi về già khí huyết suy nhược, cần tránh tính tự đắc tham lam.
- Người đã biết nuôi “chí” thì không nghĩ đến “hình”. (Quý tinh thần hơn quý thân thể.)
- Ai cũng muốn sống lâu, mà không biết cách dưỡng sinh. Ai cũng biết ăn uống quá độ thì ốm đau, mà không biết giữ miệng. Ai cũng biết tình dục quá độ thì khô héo mà không biết phòng thân.
- Không phấn phát (1) thì một ngày một lười nản; không kiềm thúc (2) thì một ngày một dông dài. (1) Phấn phát: Cố gắng. (2) Kiềm thúc: Xem xét giữ gìn.
- Tiết kiệm, chất phác, đều là đức tốt của người ta.
- Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: vô ý (xét việc thì không đem ý riêng của mình vào mà cứ theo lẽ phải), vô tất (không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được), vô cố (không cố chấp), vô ngã (quên mình đi, chí công vô tư).
- Hỡi ai lẳng lặng mà nghe Dữ răn việc trước, lành dè thân sau Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
- Tâm địa trầm tĩnh thì tự nhiên khoan khoái công minh.
- Chớ cậy thế lực mà ép bức người cô quả, Chớ ham ăn uống mà giết hại sinh cầm.
- Ít sắc dục để nuôi tinh, ít lời để nuôi khí, ít tư lự để nuôi thần.
- Có lòng thành thật, mà không biết quyền biến (1), cũng là một cách nguy vong (2). (1) Quyền biến: Tùy thời thế mà tạm dùng cơ mưu để cho được việc, hay tránh khỏi tai hại. (2) Nguy vong: Sự hiểm nghèo hay hại thân, hỏng việc.
- Không lấy bậy, tay thơm; không chơi bậy, thân thơm; không nói bậy, miệng thơm; không nghĩ bậy, tâm thơm.
- Gàn dở, bất chính rồi tự cho mình phải, hối hận và lầm lẫn tất nhiều, Bại hoại, biếng nhác mà tự cam chịu, sản nghiệp gia đình khó thành.
- Nhà phú quí nên học cách khoan dung, người thông minh nên học thói trung hậu.
- Kẻ xa xỉ, thì giàu mà tiêu vẫn không đủ; kẻ kiệm ước, thì nghèo mà tiêu vẫn có thừa.
- Đạo của trời: bớt chỗ dư bù chỗ thiếu. Đạo của người: bớt chỗ thiếu bù chỗ dư.
- Cái gì cũng biết, mà đạo làm người không biết, thì chưa gọi được là khôn.
- Gần son thì đỏ, gần mực thì đen Gần người hiền thì sáng, gần người tài thì thông Gần người lành thì có đức, gần người ngu thì dại Gần kẻ nịnh hót thì a dua Gần đứa tham lam thì trộm cắp.
- Biết người là khôn, biết mình là sáng.
- Nghèo mà chăm học có thể lập được thân, giàu mà chăm học tên tuổi sẽ được vẻ vang.
- Có sai lầm mà không sửa, đấy mới thật là sai lầm.
- Tôi mỗi ngày xét mình ba điều. Làm việc cho người khác thành tâm chưa? Kết giao bạn bè đã giữ chữ tín chưa ? Kiến thức thầy truyền dạy, đã luyện tập chưa?
- Biết hay mà không tin gọi là dại. Biết dở mà không chữa gọi là mê.
- Phàm làm gì mà có điều chưa thoả lòng, thì nên xét lại thân mình, xem làm như thế, đã là phải hẳn chưa.
- Đức hạnh mà không tu dưỡng, học không giảng giải, thấy việc nghĩa không làm, mắc điều sai không chịu sửa chữa, đó là những nỗi lo của ta.
- Người ta khổ vì không biết cái lỗi của mình.
- Người tri túc(1) không bao giờ nhục. (1) Tri túc: Biết được thế là đủ rồi, không ham mê theo đuổi nữa.
- Ham đức nhân mà không học, gặp cái xấu che lấp là ngu muội. Thích trí tuệ mà không học, gặp cái xấu là phóng đãng. Trọng chữ tín mà không học, gặp tệ xấu là tổn hại. Ưa tính ngay thẳng mà không học, gặp cái xấu che khuất là nóng nảy. Ham đức dũng mà không học hỏi, gặp thói xấu là phản loạn. Tính cương quyết mà thiếu học hỏi, gặp cái xấu là thành cuồng bạo.
- Người quân tử cử động thận trọng, không sơ suất với ai; dong mạo đoan trang, không thất sắc với ai; ngôn ngữ cẩn thận, không sảy miệng với ai.
- Thấy người hay, nghĩ sao cho bằng người; Thấy người dở, tự xét mình xem có dở như thế không.
- Nhất định phải ra sức bồi dưỡng, nhưng chớ kỳ vọng vào kết quả, trong lòng không quên, nhưng cũng không thể nóng vội thúc đẩy giúp hoàn thành.
- Yên vui, thư nhàn là thứ thuốc độc, không nên quyến luyến ham mê.
- Người tri túc (*) thì nghèo hèn cũng vui sướng, người không tri túc thì giàu sang cũng lo buồn. (*) tri túc: biết đủ.
- Người quân tử ghi nhớ rõ nhiều những câu nói hay, việc làm tốt của người đời trước, để nuôi cái đức của mình.
- Tính của kẻ tiểu nhân, thường dễ kích động ở sức mạnh, tham cầu ở hoạ loạn.
- Muốn bỏ tính lười thì trước hết đừng sáng dậy trưa; muốn bỏ thói kiêu thì trước hết đừng nhẹ miệng chê cười thiên hạ.
- Không xấu với miệng, chẳng bằng không xấu với thân; không xấu với thân, chẳng bằng không xấu với tâm. (Không nói bậy, chẳng bằng không làm bậy; không làm bậy, chẳng bằng không nghĩ bậy.)
- Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì yên.
- Đồ dùng bẩn thì biết rửa, tâm địa bẩn sao lại để yên.
- Người tốt làm thầy cho người chẳng tốt (bắt chước cái tốt); còn người chẳng tốt thì làm cho người tốt cũng được nhờ (vì thấy cái xấu mà răn mình).
- Một bát cháo, một hạt cơm, nên nghĩ kiếm được không dễ. Nửa tấm vải, nửa sợi vải, phải nhớ làm ra rất khó.
- Tu tỉnh tâm thân, thận trọng công việc, không thế, thì sợ nhục đến tổ tiên.
- Có lòng thành thật mà không biết quyền biến cũng là điều dẫn đến nguy vong.
- Giàu có làm đẹp nhà, đức làm đẹp thân, lòng rộng rãi thì thân thể thư thái, cho nên người quân tử phải giữ được ý niệm chân thành.
- Tâm chẳng được điều “nghĩa” thì chẳng vui, thân chẳng được chút “lợi” thì chẳng yên.
Gửi bình luận!